SÁCH MỚI: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH, THƯƠNG MẠI – QUAN ĐIỂM VÀ BÌNH LUẬN
Pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại là một lĩnh vực vô cùng rộng lớn, đa dạng và cũng không kém phần phức tạp với rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh. Thực tiễn hoạt động kinh doanh, thương mại luôn luôn sinh động, không chỉ vì mục đích lợi nhuận mà còn phải đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật. Điều đó đặt ra nhu cầu thiết yếu về việc tìm hiểu, nghiên cứu, áp dụng, vận dụng các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
Với thực tiễn hành nghề chuyên sâu trong lĩnh vực này cùng với các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy trong nhiều năm qua; từ những vụ, việc cụ thể mà tác giả có dịp tư vấn, giải quyết cũng như từ các vụ, việc về kinh doanh, thương mại được dư luận quan tâm qua phản ánh của báo chí, tác giả đã công bố nhiều bài viết, bài nghiên cứu, trình bày các quan điểm pháp lý liên quan đến lĩnh vực này trên các tạp chí khoa học, tại các Hội thảo, Tọa đàm khoa học và trên các tờ báo uy tín (Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp, VNExpress,…).
Với mong muốn cung cấp thêm cho bạn đọc một ấn phẩm tham khảo có giá trị về pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, tác giả đã chọn lọc, tập hợp 50 bài viết, bài nghiên cứu, bài trả lời phỏng vấn tâm đắc của tác giả trong những năm qua để xuất bản thành quyển sách này.
Tất nhiên, các bài viết của tác giả không thể nào bao phủ trọn vẹn mọi khía cạnh pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại và các bài viết cũng chỉ thể hiện quan điểm của riêng tác giả. Do vậy, quyển sách này có tựa đề là “Một số vấn đề pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại – Quan điểm và bình luận”.
Quyển sách này cung cấp cho bạn đọc các góc nhìn pháp lý đa dạng về một số lĩnh vực pháp luật chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại, bao gồm pháp luật về doanh nghiệp, đầu tư, hợp đồng, giải quyết tranh chấp.
Để thuận tiện cho việc nghiên cứu của độc giả, các bài viết trong quyển sách này được hệ thống (một cách tương đối) theo 04 chủ đề sau đây:
- Phần 1: Một số vấn đề pháp lý về doanh nghiệp, đầu tư;
- Phần 2: Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng và giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại;
- Phần 3: Một số vấn đề pháp lý khác;
- Phần 4: Quan điểm pháp lý về một số vụ, việc thực tế được báo chí phản ánh.
Các bài viết được đề cập trong quyển sách này được thể hiện với văn phong đa dạng, có bài được viết theo văn phong báo chí, mang tính thông tin nhưng cũng có bài viết mang tính nghiên cứu chuyên sâu. Do vậy, quyển sách này phù hợp với nhiều đối tượng độc giả với các nhu cầu, mục đích nghiên cứu khác nhau. Quyển sách này phù hợp với những người hành nghề luật, các nhà nghiên cứu về luật, doanh nhân, sinh viên luật và mọi độc giả có nhu cầu tìm hiểu, quan tâm về lĩnh vực pháp luật kinh doanh, thương mại.
Các bài viết trong quyển sách này được công bố tại các thời điểm khác nhau với các quan điểm, lập luận dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực khác nhau tại từng thời điểm gắn với những sự kiện, sự việc tại thời điểm đó. Do vậy, các ý kiến, quan điểm của tác giả được trình bày trong quyển sách này có thể không thể hiện quan điểm pháp lý hiện tại của tác giả khi các quy định pháp luật liên quan đã được thay đổi; các sự kiện, sự việc đã có diễn biến mới (nếu có). Các ý kiến, quan điểm, bình luận được trình bày trong quyển sách này chỉ nhằm mục đích nêu lên quan điểm cá nhân của tác giả, bình luận dưới góc độ khoa học pháp lý, học thuật; không được xem là ý kiến tư vấn pháp lý, không đại diện cho tổ chức, cá nhân nào khác.
Mặc dù các bài viết được lựa chọn công bố là sản phẩm của quá trình nghiên cứu nghiêm túc của tác giả nhưng cũng khó tránh khỏi những sai sót ngoài ý muốn. Do vậy, tác giả rất vui mừng đón nhận các ý kiến phê bình, phản biện, góp ý của Quý độc giả. Xin chân thành cảm ơn.
MỤC LỤC Sách “Một số vấn đề pháp lý trong kinh doanh, thương mại – Quan điểm và bình luận” của tác giả Luật sư, Thạc sĩ Kiều Anh Vũ – Giám đốc Công ty Luật KAV Lawyers:
MỤC LỤC
PHẦN 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ DOANH NGHIỆP, ĐẦU TƯ
- LUẬT DOANH NGHIỆP 2020 ĐÃ ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP NHƯ THẾ NÀO?
- ĐỨNG TÊN DÙM NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP: NHỮNG RỦI RO VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ
- DOANH NGHIỆP CHƯA THOÁT KHỎI CON DẤU
- BÀN VỀ CON DẤU CỦA DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2014 VÀ CÁC QUY ĐỊNH KHÁC CÓ LIÊN QUAN
- CON DẤU DOANH NGHIỆP BỊ CHIẾM GIỮ: XỬ LÝ THẾ NÀO?
- THÀNH VIÊN ĐỘC LẬP HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ LÀ AI? – GÓC NHÌN TỪ LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
- BÌNH LUẬN MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ THEO LUẬT DOANH NGHIỆP NĂM 2020
- THÀNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỪ CHỨC VÀ NHỮNG HỆ LỤY PHÁP LÝ PHÁT SINH
- CỔ ĐÔNG TỰ TRIỆU TẬP HỌP ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG: CÓ QUYỀN NHƯNG KHÓ THỰC THI!
- BẦU DỒN PHIẾU: CÔNG CỤ BẢO VỆ CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ
- PHÁP LUẬT VỀ NHẬN DIỆN GIAO DỊCH GIỮA CÔNG TY ĐẠI CHÚNG VỚI NGƯỜI CÓ LIÊN QUAN – BẤT CẬP VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN
- DỰ THẢO LUẬT ĐẦU TƯ CHƯA CÓ QUY ĐỊNH ĐỔI MỚI ĐỘT PHÁ
- MUA BÁN NỢ CÓ CẦN ĐIỀU KIỆN KINH DOANH?
- LOGISTICS CÓ CẦN… ĐIỀU KIỆN KINH DOANH?
PHẦN 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ HỢP ĐỒNG VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
- COVID-19 CÓ PHẢI LÀ SỰ KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG ĐỂ MIỄN TRỪ TRÁCH NHIỆM TRONG HỢP ĐỒNG?
- CÓ ĐƯỢC CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG THUÊ MẶT BẰNG VÌ COVID-19?
- GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TRONG BỐI CẢNH COVID-19 BẰNG HÒA GIẢI THƯƠNG MẠI
- COVID-19 VÀ SỰ TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG KINH DOANH, THƯƠNG MẠI
- ÁP DỤNG ÁN LỆ SỐ 09/2016/AL TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP KINH DOANH, THƯƠNG MẠI TẠI TÒA ÁN VÀ TRỌNG TÀI
- ĐIỀU KHOẢN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP ĐA TẦNG TRONG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
- THỦ TỤC TRỌNG TÀI RÚT GỌN – KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ KHUYẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM
- SO SÁNH TRANH TỤNG TẠI TOÀ ÁN VÀ TRANH TỤNG TẠI TRỌNG TÀI TRONG GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI
- BÌNH LUẬN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ HÒA GIẢI TRONG TỐ TỤNG TRỌNG TÀI TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY
- NGUY CƠ PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI BỊ HỦY
- NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO SỰ PHÁT TRIỂN TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
PHẦN 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ KHÁC
- MỘT SỐ ĐIỂM MỚI VỀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG DOANH NGHIỆP CẦN LƯU Ý
- CHẾ TÀI XỬ LÝ TIN GIẢ VỀ DỊCH COVID-19
- CẦN KHUNG PHÁP LÝ HỖ TRỢ, LÀM ĐỘNG LỰC CHO “STARTUP”
- PHÁP LUẬT VỀ DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ “OFFICETEL”
- ỦY QUYỀN CỦA CÔNG TY, GHI THẾ NÀO LÀ ĐÚNG?
- VI PHẠM ĐIỀU CẤM CỦA “LUẬT” HAY “PHÁP LUẬT”?
- NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI, DOANH NGHIỆP CẦN LƯU Ý ĐIỀU GÌ?
- MUA BÁN NGOẠI TỆ TẠI VIỆT NAM NHƯ THẾ NÀO MỚI ĐÚNG LUẬT?
- MÙA WORD CUP BÀN CHUYỆN ĐẶT CƯỢC… ĐÚNG LUẬT
- CHỤP ẢNH NGƯỜI DÙNG ĐỂ QUẢN LÝ SIM RÁC LÀ KHÔNG CẦN THIẾT
- DỊCH VỤ NÀO PHẢI CÓ GIẤY PHÉP THEO ĐIỀU 292 BLHS 2015?
- KINH DOANH PHÁO NỔ CÓ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ?
- ĐẤU GIÁ BIỂN SỐ XE: MỎI MÒN CHỜ KHUNG PHÁP LÝ!
- CÓ ĐƯỢC LẬP “HỢP ĐỒNG TÌNH CẢM” HAY KHÔNG VÀ THẾ NÀO LÀ HỢP ĐỒNG DÂN SỰ CÓ GIÁ TRỊ PHÁP LÝ?
PHẦN 4. QUAN ĐIỂM PHÁP LÝ VỀ MỘT SỐ VỤ, VIỆC THỰC TẾ ĐƯỢC BÁO CHÍ PHẢN ÁNH
- MỘT VÀI KHÍA CẠNH PHÁP LÝ TRONG VỤ KIỆN CỦA FACEBOOK ĐỐI VỚI 4 NGƯỜI VIỆT
- BÀI HỌC CHO STARTUP VIỆT TỪ VỤ KIỆN CEO TELIO
- FIRST NEWS KIỆN LAZADA VI PHẠM BẢN QUYỀN: TRÁCH NHIỆM CỦA SÀN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ ĐẾN ĐÂU?
- PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI PHẠM TỘI: GÓC NHÌN PHÁP LÝ TỪ VỤ BIA SÀI GÒN VIỆT NAM
- QUAN ĐIỂM PHÁP LÝ VỀ “VỤ ALIBABA”
- VỤ VTVCAB “CẮT” KÊNH”: KHÁCH HÀNG CÓ QUYỀN KIỆN?
- QUAN ĐIỂM PHÁP LÝ VỀ VỤ KIỆN ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NGOÀI HỢP ĐỒNG GIỮA VINASUN VỚI GRAB
- MILO – OVALTINE: CUỘC CHIẾN QUẢNG CÁO HAY LÀ VI PHẠM LUẬT?
- TỪ VỤ MOBIFONE MUA CỔ PHẦN CỦA AVG: QUY ĐỊNH CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VẪN CÒN KẺ HỠ
- VỤ TRỊNH XUÂN THANH VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN

LIÊN HỆ ĐẶT SÁCH
https://bit.ly/sachluatkav

