Ngày nay các doanh nghiệp ngày càng chú trọng đầu tư vào hình ảnh và thương hiệu, nhu cầu có một logo, bộ nhận diện dành cho doanh nghiệp, trở nên phổ biến. Bên cạnh đó, hiện tượng ăn cắp, đạo nhái logo ngày càng khó kiểm soát gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Vậy doanh nghiệp phải làm sao để tự bảo vệ mình trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh này. Qua bài viết này KAV Lawyers xin cung cấp cho bạn đọc cách để bảo vệ quyền lợi của mình khi bị xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là bị đạo nhái logo, nhãn hiệu.
Đăng ký quyền tác giả cho logo nhằm mục đích để bảo đảm cho người sáng tạo ra tác phẩm chống lại các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm như sao chép nhằm trục lợi trên tài sản trí tuệ của tác giả. Tuy là thủ tục không bắt buộc nhưng cần thiết, để nếu xảy ra tranh chấp thì tác giả/chủ sở hữu của tác phẩm có cơ sở vững chắc để khởi kiện những cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả/ chủ sở hữu. Trên thực tế, doanh nghiệp có 2 cách để bảo hộ cho Logo của doanh nghiêp. Cách thứ nhất, doanh nghiệp có thể tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho logo (KAV Lawyers đã có một bài viết hướng dẫn về trình tự, thủ tục này, quý khách có thể tìm đọc tại trang web: http://www.kavlawyers.com/resources/, hoặc cách thứ hai là tác giả có thể đăng ký bảo hộ quyền tác giả cho logo của mình. Khuyến nghị doanh nghiệp cần thực hiện đồng thời 02 cách để bảo hộ tối đa cho logo của doanh nghiệp.
Căn cứ khoản 2 Điều 13 Nghị định số 22/2018/NĐ-CP thì tác phẩm mỹ thuật ứng dụng là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí. Như vậy, logo của doanh nghiệp sẽ được đăng ký bảo hộ quyền tác giả với loại hình “tác phẩm mỹ thuật ứng dụng”.
Trình tự, thủ tục đăng ký quyền tác giả cho Logo.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký gồm:
- Tờ khai đăng ký quyền tác giả;
- 02 bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;
- Giấy ủy quyền (trường hợp ủy quyền nộp hồ sơ);
- Quyết định giao việc, hợp đồng thiết kế logo với tác giả;
- Văn bản đồng ý của các đồng tác giả (trường hợp tác phẩm có đồng tác giả);
- Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;
- Các tài liệu chứng minh khác (nếu có).
Bước 2: Nộp hồ sơ, đóng lệ phí
Người nộp đơn có thể nộp đơn giấy trực tiếp đến các điểm tiếp nhận đơn của Cục sở hữu trí tuệ;
Hoặc nộp hồ sơ đăng ký qua bưu điện;
Các điểm tiếp nhận hồ sơ:
- Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
- Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Các khoản phí, lệ phí
- Mức thu phí là 400.000 đồng/1 giấy chứng nhận;
- Nộp đến Cục bản quyền tác giả cùng lúc với nộp hồ sơ đăng ký;
Bước 3. Nhận hồ sơ, trả kết quả
- Sau 15 ngày làm việc, nếu hồ sơ hợp lệ, Cục bản quyền tác giả sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho người nộp đơn;
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, không chấp nhận cấp giấy chứng nhận thì Cục gửi thông báo cho người nộp đơn.
- Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ được ghi nhận trong sổ đăng ký quốc gia về quyền tác giả, quyền liên quan.
Trên đây là bài viết về đăng ký bản quyền tác giả cho logo, KAV Lawyers gửi đến quý khách. Nếu có thắc mắc hay mong muốn tư vấn pháp luật nào khác, quý khách vui lòng liên hệ KAV Lawyers qua các địa chỉ liên lạc dưới đây:
Email: info@kavlawyers.com hoặc vu@kavlawyers.com
Số điện thoại: : (+84) 28 6270 7075 hoặc (+84) 949 761 861
KAV Lawyers – Công ty luật uy tín, rất hân hạnh được phục vụ quý khách !